Du học nghề Đức không còn quá xa lạ với chúng ta trong thời đại hiện nay nữa. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều câu chuyện về du học mà bạn chưa biết, hãy tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau của chúng tôi
Du học luôn là niềm mong muốn phát triển bản thân của nhiều người hiện nay, bởi những lợi ích mà nó mang lại là không thể chối bỏ được. Hằng năm, có rất nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam đi theo con đường du học nghề Đức để chinh phục ước mơ và cải thiện cuộc sống hơn từng ngày.
Du học là một ước mơ lớn, tuy nhiên nó không phải dành cho tất cả mọi người. Bạn muốn du học nghề Đức nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu? Bạn phân vân liệu mình có đủ điều kiện cơ bản để chinh phục ước mơ du học này?
Nếu bạn là học sinh hoặc sinh viên, chúc mừng bạn, bạn chính là đối tượng chủ yếu được hỗ trợ cho việc du học nghề này. Còn nếu đã lập gia đình , việc này sẽ gây khó khăn nhất định và có thể không đạt yêu cầu cơ bản.
Bạn có thuộc đối tượng có thể du học nghề Đức?
> > Xem thêm: Tư vấn du học nghề Đức chuẩn xác nhất
Theo như những thông tin đã công bố của chính phủ và đại sứ quán Đức, độ tuổi được hỗ trợ cho việc du học nghề bao gồm:
- Người từ 18 đến 25 tuổi, không phân biệt giới tính
- Đã tốt nghiệp Trung học phổ thông, hoặc Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học ( nếu có)
- Hoặc nếu đã tốt nghiệp Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học thì sẽ phải nằm trong độ tuổi từ 25 đến 35
Điều kiện này có nghĩa là bạn có thể du học nghề Đức sau khi đã thi đậu tốt nghiệp lớp 12, không cần có bằng Đại học hay Cao đẳng. Trường hợp bạn đã tốt nghiệp các hệ Đại học hay cao đẳng ở độ tuổi 22, bạn sẽ phải học hoặc đi làm thêm ít nhất 3 năm nữa mới được xét duyện du học nghề ở Đức.
Độ tuổi du học nghề Đức
Từ điều kiện trên, ta có thể thấy là Đức khá rộng mở chào đón du học sinh đến học nghề tại quốc gia này. Vì vậy, nếu muốn đi du học, bạn cần có một kế hoạch sẵn sàng và chuẩn bị trước cho các hoạt động cần thiết về sau.
Tuy du học nghề Đức vẫn mở rộng cho người từ 25 đến 35 tuổi, tuy nhiên ở độ tuổi này, bạn khó có thể tiếp thu kiến thức hơn rất nhiều so với lứa tuổi còn học sinh. Không chỉ khó tiếp thu kiến thức khi du học nghề, bạn còn khó có khả năng thành thạo tiếng Đức và đạt chứng chỉ B1 để được xét duyệt hồ sơ.
Một số lưu ý khi tham gia du học nghề ở Đức
Trong quá trình chuẩn bị cho chuyến du học, bạn cần phải chuẩn bị rất nhiều hồ sơ và thủ tục phức tạp, rườm rà. Trong đó bao gồm:
- Chứng chỉ thi đậu B1
- Hồ sơ cá nhân được công chứng và dịch thuật sang tiếng Đức
- Phí chứng minh tài chính trong ngân hàng có liên kết với Đức
Lưu ý khi du học tại Đức
> > Xem thêm: Chi phí du học nghề Đức mà người học cần biết
- Bảng điểm và bằng cấp ở bậc Trung học phổ thông, hoặc Trung cấp/ Đại học/ Cao đẳng (nếu có)
- Giấy giới thiệu hoặc đơn được nhận nhập học tại trường nghề ở Đức
- Hồ sơ xin và phỏng vấn Visa
- Tìm kiếm nhà trọ hoặc nơi dừng chân tạm thời để nhập học
Trên đây là những điều chủ yếu bạn cần lo lắng và thực hiện, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều giấy tờ khác mà bạn cần công chứng, dịch thuật và nộp cho lãnh sự quán, cũng như trường dạy nghề ở xứ người.
Mặc dù vậy, bên cạnh những giấy tờ, hồ sơ và thủ tục phiền phức đó, bạn sẽ nhận được phúc lợi rất lớn, hoàn toàn không phí công sức đã bỏ ra. Mặc dù bằng cấp học nghề tại Đức không có giá trị cao như bằng đại học, bạn vẫn có thể có được một công việc tốt và mức thu nhập hời vô cùng đấy!
Du học nghề Đức có nhiều lợi ích
Theo thống kê và những kinh nghiệm được chia sẻ từ những người đã đi du học ở Đức, khi du học nghề, bạn có thể vừa học vừa làm, kiếm thêm một khoản chi trả cho phí sinh hoạt hàng tháng của bản thân. Mức lương cho vị trí thực tập tại doanh nghiệp và công việc part time là ở mức 15 triệu/ tháng, nếu đã tốt nghiệp và có thể đi làm như một nhân viên chính thức, bạn sẽ được nhận một mức lương lớn hơn nhiều, trung bình từ 60 triệu trở lên.
Những thông tin trên đã được chúng tôi cập nhật và liệt kê nhằm chia sẻ với bạn những thông tin hữu ích nhất về du học nghề Đức. Mong rằng bạn sẽ có cái nhìn đúng hơn và thành công trên con đường chinh phục ước mơ du học này nhé!
Tags: review du học nghề tại đức, du học nghề đức gồm những ngành nào, du học nghề đức hết bao nhiêu tiền, du học nghề đức chi phí bao nhiêu, du học nghề đức là gì, du học nghề đức nên chọn ngành nào, du học nghề đức ngành quản trị khách sạn, du học nghề đức mất bao nhiêu tiền