Du học Đức đang là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ hiện nay bởi vì hệ thống giáo dục cực kỳ hoàn thiện với chất lượng tuyệt vời. Bên cạnh đó, chính sách miễn học phí cũng là yếu tố thu hút du học sinh trên khắp thế giới đến nơi đây. Việc học tiếng Đức đi du học không hề khó như bạn thường nghĩ nếu bạn biết được những lưu ý sau đây.
Khi được yêu cầu liệt kê một vài ngoại ngữ bạn biết chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Pháp,... Theo khảo sát của Vietnam Works theo báo thanhnien.vn ngày 07/11/2018 chỉ có 3% sinh viên biết tiếng Đức, trong khi 99% sinh viên biết đến tiếng Anh. Điều này có nghĩa mức độ cạnh tranh khi du học Đức của bạn sẽ giảm đáng kể so với chọn du học ở những quốc gia sử dụng tiếng Anh là chủ yếu như Mỹ, Anh. Tiếng Đức đi du học sẽ khó hơn để giao tiếp hàng ngày nhưng bạn sẽ ngừng lo khi xem hết bài viết này.
Bạn có biết giữ tiếng Việt và tiếng Đức chỉ giống nhau 1 điểm duy nhất đều là hệ ngôn ngữ Latinh. Về cấu trúc câu, cách dùng từ, bảng chữ cái đều khác so với ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta rất nhiều. Học tiếng Đức đi du học không chỉ để giao tiếp hàng ngày khi ở nước bạn mà còn phải am hiểu nhiều từ ngữ chuyên ngành thì bạn mới có thể hoàn thành tốt việc học tại đây. Tùy vào mức độ tiếp nhận thông tin của từng người mà thời gian hoàn thành việc học ngoại ngữ của mỗi người sẽ khác nhau. Thông thường để đủ điều kiện du học bạn phải học tiếng Đức khoảng 1-2 năm, nhưng thời gian sẽ được rút ngắn nếu bạn biết được những lưu ý này.
3 lưu ý khi học tiếng Đức đi du học cho học sinh, sinh viên
CEFR (Common European Framework of Reference) được công nhận là khung tham chiếu ngôn ngữ chung của châu Âu để đánh giá mức độ thông thạo ngoại ngữ. Theo CEFR, chứng chỉ tiếng Đức được chia làm 6 cấp độ từ thấp tới cao lần lượt là A1, A2, B1, B2, C1 và C2. Đối với A1 và A2, tiếng Đức của bạn đang ở mức độ có thể nghe hiểu và giao tiếp hàng ngày. Ở trình độ này bạn có trò chuyện với người bản ngữ xoay quanh các chủ đề cơ bản trong cuộc sống như hỏi đường, mua bán,... Cao hơn A là B1 và B2. Đây là mức độ tiếng Đức cho người Việt đủ để có thể học nghề, học dự bị hay du học tại đây. Ở trình độ B bạn đã được tiếp xúc nhiều từ ngữ chuyên ngành và sử dụng thành thạo cho mục đích học tập hay làm việc. Cuối cùng là C1 và C2, đây là mức độ cao nhất trong khung tham chiếu. Khi đã có C2 trong tay bạn đã có đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Đức và giao tiếp như người bản ngữ. Ngoài ra bạn hoàn toàn kiểm soát ngôn ngữ và phân tích ngữ nghĩa khác nhau trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Chứng chỉ TestDaf là một trong những chứng chỉ uy tín nhất hiện nay và được chấp nhận trên hầu hết các trường đại học tại Đức. Giống như IELTS hay TOEFL, TestDaf được tổ chức thi với quy mô tập trung và mang tính toàn cầu.
>> Xem thêm: Chi phi du học Đức
Đa phần người Việt khi bắt tay vào học ngoại ngữ đều chỉ chú tâm vào phần ngữ pháp mà quên đi 2 phần quan trọng nhất là nghe và nói. Bản chất ngôn ngữ là để giao tiếp nên dù bạn có thi viết được điểm tuyệt đối mà 1 người Đức bình thường nói bạn nghe không thể hiểu thì cũng bằng không.
Học nghe nói trước khi bắt đầu học viết tiếng Đức
Như khi còn là một đứa bé 2-3 tuổi, bạn phải nghe rất nhiều trước khi nói được từ đầu tiên, điều này giúp việc học tiếng Đức của bạn không bị bó buộc vào các kỹ năng học thuật nhiều. Nghe thật nhiều bằng cách xem các kênh tiếng Đức trên ti vi, video website học tiếng Đức có phụ đề, nghe các bài hát của các ban nhạc Đức,…bạn sẽ tiếp nhận kỹ năng nghe tiếng Đức một cách tự nhiên nhất có thể và điều đó dần hình thành kỹ năng nghe tiếng Đức trong bạn.
Khi đã nghe được bạn tập phát âm lại những thứ mình đã nghe. Sau đó học viết lại chúng. Trình tự này không hẳn sẽ đúng cho tất cả nhưng sẽ là mẹo học tiếng Đức cho sinh viên du học hiệu quả nhất.
Như đã biết, điểm giống nhau giữa tiếng Việt và tiếng Đức đó là 2 thứ tiếng này đều dùng hệ chữ cái Latinh vì thế chúng ta có lợi thế trong việc nhận dạng mặt chữ. Từ mới là bộ phận thiết yếu trong việc học ngoại ngữ nói chung vì thế cố gắng nắm bắt các từ vựng từ cơ bản đến nâng cao là vô cùng cần thiết. Quá trình học tiếng Đức sẽ nhanh hơn rất nhiều khi bạn đã có vốn tiếng Anh nhất định bởi vì tiếng Anh và Đức có nhiều từ có mặt chữ gần giống nhau. Ví dụ như der garten trong tiếng Đức có nghĩa là khu vườn, tương đương với từ garden trong tiếng Anh. Vì vậy có thể học từ mới thông qua tiếng Anh, cách học này bổ trợ thêm cho vốn ngoại ngữ sẵn có của bạn cũng như giúp bạn tiếp thu một cách nhanh chóng hơn.
Phương pháp học song song 2 ngoại ngữ
Trên đây là 3 lưu ý cho học sinh, sinh viên muốn học tiếng Đức để du học. Các bạn muốn tìm hiểu thêm về các trung tâm dạy tiếng Đức uy tín tại thành phố Hồ Chí Minh thì xem thêm bài viết bên dưới nhé. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn.
>>Xem thêm: trung tâm đào tạo du học Đức
Tags: du học đức khi đang học đại học, không đủ điều kiện du học đức, hướng dẫn du học đức, vay tiền đi du học đức, học tiếng đức ở đâu, học tiếng đức ở thủ đức, sự thật về du học đức, học bằng b1 tiếng đức