Trình độ tiếng Đức để đi du học ai cũng phải biết

Có rất nhiều chứng chỉ tiếng Đức khác nhau được công nhận. Làm sao để biết trình độ nào có thể du học tại Cộng hòa Liên bang Đức? Theo dõi ngay bài viết của chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Trước khi bắt đầu đi du học, mỗi sinh viên phải chuẩn bị trước 2 thứ đó là ngôn ngữ và chi phí. Đối với du học sinh Đức chi phí sẽ nhẹ hơn với ở các nước khác vì ở đây có các chương trình miễn giảm học phí cho sinh viên. Về ngôn ngữ, du học sinh có thể lựa chọn giữa chương trình tiếng Đức hoặc tiếng Anh. Xong, học bằng tiếng Anh số ngành đào đạo sẽ bị giới hạn hơn. Chúng tôi sẽ chia sẻ về yêu cầu trình độ tiếng Đức để đi du học trong bài viết này.

Trình độ tiếng Đức để đi du học ai cũng phải biết 


Hiện nay là B2 là trình độ được yêu cầu đối với hầu hết các trường và B1 đối với một số trường nhất định. Ngoài ra một số chứng chỉ tương đương cũng được chấp nhận tại Đức.
 

Đầu tiên chúng tôi sẽ giới thiệu về tiêu chuẩn ngôn ngữ chung của châu Âu. Bạn cần hiểu CEFR - Common European Framework of Reference là khung tham chiếu ngôn ngữ chung của châu Âu để đánh giá trình độ thông thạo ngoại ngữ. Tiếng Đức được chia làm 6 cấp độ từ thấp tới cao lần lượt là A1, A2, B1, B2, C1 và C2 để phù hợp với nhu cầu sử dụng của người học. Tiếng Đức của bạn đang ở mức độ có thể nghe hiểu và giao tiếp hàng ngày sẽ tương đương trình độ A1 và A2. Ở trình độ này bạn có trò chuyện với người bản ngữ xoay quanh các chủ đề cơ bản trong cuộc sống như hỏi đường, mua bán,... B1 và B2 cấp độ tiếng Đức cho người Việt đủ để có thể học nghề, học dự bị hay du học tại Đức. Ở trình độ B bạn đã đi sâu vào từ ngữ chuyên ngành và sử dụng thành thạo chúng cho mục đích học tập hay làm việc. Cao cấp nhất là mức độ C1 và C2. Khi đã có C2 trong tay bạn gần như có thể giao tiếp và vận dụng ngôn ngữ như người bản ngữ. Hơn thế bạn hoàn toàn có khả năng kiểm soát ngôn ngữ và phân tích ngữ nghĩa khác nhau trong từng hoàn cảnh riêng biệt.
 

Dựa trên yêu cầu học tập và làm việc, chứng chỉ B2 tiếng Đức dần được các trường đại học hay cao đẳng yêu cầu thay cho chứng chỉ B1 trước đây.
 

Sau đây là những loại chứng chỉ và cấp độ cần thiết của mỗi loại để đáp ứng yêu cầu của các trường đại học.
 

trình độ tiếng Đức để du học
Sinh viên được yêu cầu chứng chỉ B2 tiếng Đức thay cho chứng chỉ B1 trước đây.

1. Hệ thống chứng chỉ của Viện Goethe (Goethe-Institut) 
 

Viện Goethe hay còn gọi Goethe-Institut được biết đến là Tổ chức Văn hóa của Cộng hòa Liên bang Đức có phạm vi hoạt động không chỉ tại Đức mà còn trên toàn thế giới.
 

Tại Goethe có tổ chức các khóa học và kỳ thi cấp chứng chỉ để du học Đức theo từng cấp độ trong khung tham chiếu ngôn ngữ châu Âu: từ trình độ A1 đến C2. Cụ thể:
 

  • Goethe - Zertifikat A1 : là lớp cơ bản cho sinh viên mới bắt đầu học tiếng Đức.
     
  • Goethe - Zertifikat A2:  cao hơn A1 1 cấp, học viên hoàn thành cấp độ này có thể giao tiếp về các chủ đề thường gặp trong cuộc sống.
     
  • Goethe - Zertifikat B1: trình độ tiếng thấp nhất được yêu cầu của các trường đại học và cao đẳng tại Đức đối với du học sinh nước ngoài.
     
  • Goethe - Zertifikat B2: trải qua cấp độ này đồng nghĩa với việc bạn đã được tất cả các trường đại học ở Đức chấp nhận, bạn đã giao tiếp được với người bản ngữ mà hầu như không gặp trở ngại.
     
  • Goethe - Zertifikat C1: Cấp độ này không có nhiều người đạt được, tại đây bạn hiểu hết ngữ nghĩa trong các ngữ cảnh giao tiếp phức tạp.
     
  • Goethe - Zertifikat C2 : là level max trong thang đánh giá, người thi đỗ C2 không khác người bản địa là mấy.
     

Để du học Đức, bạn cần đạt chứng chỉ B1 hoặc B2 của viện Goethe tùy vào yêu cầu của trường đề ra.

2. Chứng chỉ tiếng Đức TestDaF (Test Deutsch als Fremdsprache) 
 

Chứng chỉ tiếng Đức TestDaf là một trong những chứng chỉ uy tín nhất hiện nay và được chấp nhận trên hầu hết các trường đại học tại Đức. TestDaF được tổ chức thi với quy mô tập trung và mang tính toàn cầu giống như IELTS hay TOEFL. 
 

TestDaF có 3 cấp độ lần lượt là: TestDaF 3, TestDaF 4 và cao nhất là TestDaF 5. Trong đó TestDaF 4 là mức độ được yêu cầu để đảm bảo sinh viên có thể hoàn thành chương trình học tại Đức.
 

>> Xem thêm: Những điều cần biết khi du học nghề Đức ngành xây dựng

3. Chứng chỉ DSH (Deutsche Sprachprüfung für den Hochschulzugang) 
 

Khác với Goethe hay TestDaF, chứng chỉ DSH là một bài thi tiếng Đức do các trường đại học tạo Đức trực tiếp đứng ra tổ chức và chấm thi. Kết quả được công nhận tại các trường đại học tại Đức. Ở Việt Nam không được phép tổ chức kỳ thi này. Du học sinh bắt buộc phải sang Đức trước khoảng 1 năm để tham gia lớp dự bị và thi lấy chứng chỉ DSH tại đây.
 

DSH cũng được chia thành các cấp độ từ cơ bản đến nâng cao là DSH 1, DSH 2 và DSH 3
 

Mức trình độ tiếng Đức để du học được yêu cầu là DSH 2 nhưng vẫn khuyến khích các bạn học lên DSH 3.
 

Yêu cầu đối với trình độ tiéng Đức của sinh viên
Mức trình độ tiếng Đức để du học được yêu cầu là DSH 2 nhưng vẫn khuyến khích các bạn học lên DSH 3.

4. Chứng chỉ DSD (Deutsches Sprachdiplom der Kultusministerkonferenz) [H3]
 

Đừng nhầm lẫn DSH và DSD. DSD là Chứng chỉ ngôn ngữ được Bộ ngoại giao (Đức) chịu trách nhiệm cấp.
 

DSD I và DSD II là 2 cấp độ duy nhất được phan loại. Trong đó:
 

    +DSD I tương đương với A2/B1

    +DSD II tương đương với B2/C1
 

Như vậy, sinh viên có chứng chỉ ngoại ngữ để du học là DSD mới được học tập tại Đức .
 

>> Xem thêm: Du học nghề Đức liệu có nên hay không?

5. Chứng chỉ ÖSD (Österreichisches Sprachdiplom Deutsch) 
 

Đây là loại chứng chỉ không phải do Đức cấp nhưng vẫn có giá trị tương đương của viện Goethe đào tạo ra.
 

ÖSD có 6 cấp bậc riêng biệt theo thang chuẩn châu Âu về ngôn ngữ (CEFR). Du học sinh cần chứng chỉ B1 hoặc B2 tùy theo yêu cầu của từng trường đại học.

6. Chứng chỉ Telc : ( The European Language Certificates )
 

Telc là chứng chỉ được cấp bởi các đơn vị tư nhân đến từ Đức, nhằm kiểm tra trình độ tiếng Đức theo tiêu chuẩn khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR). Tuy vậy nó vẫn có giá trị ngang với các chứng chỉ do đơn vị công lập cấp.

 

cách lấy chứng chỉ DSH
Telc là chứng chỉ được cấp bởi các đơn vị tư nhân đến từ Đức, nhằm kiểm tra trình độ tiếng Đức theo tiêu chuẩn khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR)


Lưu ý Telc không được chấp nhận tại một số trường đại học ở Đức, do đó bạn cần xác nhận lại với trường trước khi quyết định thi. Một tin vui là Telc có thể thi tại Việt Nam, không bắt buộc du học sinh phải sang Đức thi như cách lấy chứng chỉ DSH.
 

Chúc các bạn may mắn.
 

Tags: bằng b1 tiếng đức có giá trị bao lâu, giáo trình tiếng đức viện goethe, du học đức viện goethe, học tiếng đức ở thủ đức, học bằng a1 tiếng đức, chứng chỉ a1 tiếng đức, du học đức khi đang học đại học, nên thi telc hay goethe